Tin tức

Điểm danh tác hại của một số ký sinh trùng dễ dàng “chui” vào cơ thể        

Ngày 27/07/2019
CN. Phạm Văn Ngãi, Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Ký sinh trùng là sinh vật “ở nhờ” gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tác hại của kí sinh trùng.

Ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là tập hợp của nhiều sinh vật, sống “nhờ” trên cơ thể động vật và cả con người. Ký sinh trùng có thể là sinh vật đơn bào hoặc sinh vật lớn như giun.

Với con người, ký sinh trùng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, có thể gây biến chứng như thiếu máu, động kinh, co giật,...

Sán dây ký sinh trong ruột người

Sán dây ẩn nấp trong cơ thể con người

Ký sinh trùng lây nhiễm qua đường nào?

Ký sinh trùng có mặt trên 63/63 tỉnh thành cả nước, có thể lây truyền thông qua nhiều con đường khác nhau.

Nguồn nước

Tại nông thôn, sử dụng nước ở ao hồ sông suối để sinh hoạt vẫn diễn ra phổ biến. Nguồn nước này chứa rất nhiều ký sinh trùng, đi vào cơ thể gây ra một số triệu chứng: đau bụng, ngứa, nổi mề đay,…

Đau bụng do nhiễm giun sán

Đau bụng do nhiễm giun

Động vật

Động vật kể cả vật nuôi có thể lây 240 bệnh sang người qua ký sinh trùng. Hàng ngày, chúng ta vẫn thường vuốt ve, âu yếm động vật bày tỏ cảm xúc yêu quý nhưng chính điều này vô tình khiến ký sinh trùng từ con vật lây sang cơ thể của chúng ta.

Thực phẩm

Thịt sống chính là nguồn lây nhiễm cao, đặc biệt là thịt đông lạnh, xông khói,… Có hơn 50% động vật sau khi giết mổ bị nhiễm ký sinh trùng.

Sán lợn có thể nhiễm vào cơ thể người qua việc ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ

Sán lợn có thể lây qua người dù đã qua chế biến

Rau củ và trái cây

Ở một số vùng nông thôn vẫn giữ phương pháp chăm sóc cây ăn quả bằng phân động vật. Điều này, gia tăng đáng kể sự lây lan ký sinh trùng.

Tác hại của ký sinh trùng tới sức khỏe con người

Các bệnh ký sinh trùng đã biết rõ:

Giun truyền qua đất

Để tồn tại và phát triển, các ký sinh trùng (KST) này sẽ chiếm chất dinh dưỡng từ thức ăn của “chủ”. Điều này gây đau bụng, tắc ruột, thủng ruột, thiếu máu, suy tủy, viêm quanh hậu môn,…

Sán dây Taenia

Loại sán này hiện đã rải rác trên toàn quốc. Những người bị sán dây Taenia “hành” gây đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn thần kinh và có thể dẫn tới suy nhược thần kinh trầm trọng.

Đơn bào đường ruột

Gây ra bệnh lị, tiêu chảy, áp xe gan. Đặc biệt đối với trùng roi âm đạo Trichomonas vagina là nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm đường sinh dục và tiết niệu ở phụ nữ.

Plasmodium

Hằng năm nước ta có tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét tăng cao. Chỉ tính riêng năm 2018 cả nước có khoảng 6870 người bị sốt rét và Plasmodium chính là nguyên nhân chính gây ra.

Tế bào hồng cầu bị nhiễm Plasmodium gây sốt rét

Tế bào hồng cầu bị nhiễm Plasmodium gây sốt rét

Bệnh KST chưa được quan tâm đầy đủ

Sán lá gan nhỏ

Ký sinh trùng này đã có mặt tại 32 tỉnh thành cả nước và tập trung đông nhất tại khu vực Nam Định, Hà Tây, Bình Định,… Những người chứa sán lá gan nhỏ dễ bị tắc mật, sỏi mật, viêm đường mật, áp xe gan, xơ gan nguy hiểm hơn đó chính là ung thư đường mật cholangiocarcinoma.

Sán lá gan nhỏ ký sinh gây áp xe gan

Bệnh sán lá gan nhỏ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Sán lá gan lớn Fasciola

Là một loại ký sinh trùng được phát hiện trên diện rộng, có mặt trên toàn quốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người nhưng ít ai biết đến. Đầu tiên đó chính là gây các ổ tổn thương mà thường dễ nhầm u trong gan, áp xe gan. Thứ hai, phải kể đến đó chính là gây ra u đại tràng, u phúc mạc dưới da, mạch má, hạch tim và tinh hoàn.

Sán lá phổi Paragonimus heterontremus

Thường đối với các trường hợp ho ra máu, tràn dịch màng phổi chúng ta nghĩ ngay tới lao, ung thư phổi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng do sán lá phổi Paragonimus heterotremus gây ra rất nguy hiểm vì làm vỡ ổ áp xe gây tràn khí/dịch màng phổi và tử vong tại chỗ. Chính vì vậy, đừng bao giờ chủ quan.

Trứng Sán lá phổi Paragonimus heterontremus

Trứng sán lá phổi Paragonimus heterontremus

Sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski

Tại Việt Nam đã xác định sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski tại 16 tỉnh thành trên cả nước gây viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, phù nề.

Ấu trùng sán lợn Cysticercosis

Đối với những người mắc bệnh này, các nang sán dưới da dễ nhầm bệnh khác như u mỡ, u bã đậu, hạch. Đặc biệt, các nang trong não có thể gây động kinh, co giật, liệt, nói ngọng thậm chí mù mắt…

Giun lươn Strongyloides stercoralis

Rải rác với tỷ lệ nhiễm thấp, khó chẩn đoán nên ít được quan tâm. Nhưng đối với những ai bị đau bụng, loét dạ dày, viêm loét ruột, rối loạn tiêu hóa kéo dài thì đừng bỏ qua loại ký sinh trùng này.

Giun lươn ký sinh ở bàn chân người

Giun lươn tuyệt đối không được xem thường

Ngoài ra, có rất nhiều loài ký sinh trùng khác khác chưa được quan tâm nhiều nhưng lại gây bất lợi tới sức khỏe, sa sút tinh thần và thể trạng.

Cách phòng tránh bệnh ký sinh trùng

Ký sinh trùng là loài gây ra nhiều bệnh cho cơ thể con người thậm chí đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên, cách phòng ngừa chúng lại tương đối đơn giản. Mọi người có thể tham khảo cách dưới đây:

  • Vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn uống, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với đất.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn
  • Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, nấu thực phẩm đảm bảo vệ sinh, hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, không để ruồi, nhặng bậu vào thức ăn.
  • Giữ gìn nhà, nơi ở xung quanh sạch sẽ, không phóng uế chất thải bừa bãi, tuyệt đối không được để chó mèo tha phân gây ô nhiễm môi trường.
  • Thực hiện chế độ tẩy giun định kì cho gia đình, đặc biệt là ở trẻ em – đối tượng dễ mắc bệnh ký sinh trùng nhất..
  • Khi nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị sớm nhất.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc chẩn đoán chính xác, mọi người cần lựa chọn kĩ cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh. 

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - Nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội, Chuyên gia Gan mật Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, người nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng chỉ cần thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết là có thể phát hiện bệnh, tiết kiệm tối đa chi phí khám chữa bệnh cho khách hàng.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đáp ứng đầy đủ các xét nghiệm ký sinh trùng cũng như chẩn đoán hình ảnh nâng cao với kĩ thuật hiện đại như MRI, chụp CT… giúp kết quả đưa ra đảm bảo độ chính xác cao.

Ngoài ra, MEDLATEC hỗ trợ bệnh nhân khám Bảo hiểm y tế thông tuyến dễ dàng và thuận lợi. Tất cả khách hàng có thẻ BHYT trên toàn quốc không phân biệt nơi đăng ký ban đầu, đều được bảo hiểm thanh toán như đúng tuyến. Theo đó, khách hàng nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng hoàn toàn có thể mang BHYT đến bệnh viện để giảm chi phí khám chữa bệnh. Đặc biệt, BHYT được áp dụng vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả dịp lễ, Tết giúp khách hàng có thể linh động thời gian đến khám. 

Với 23 năm hình thành và phát triển, độ bao phủ 20 tỉnh thành trên cả nước, MEDLATEC luôn là người đồng hành bảo vệ sức khỏe của bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ